Xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào? (phần 1)

15/09/2023 Tin Emera

Truyền thông là một công cụ vừa có lợi nhưng cũng có thể gây hại cho Doanh nghiệp, ngay cả khi những tình huống khủng hoảng xảy. Khi những sự kiện không mong muốn xảy ra, các phương tiện truyền thông có thể làm cho thông tin lan truyền nhanh chóng theo cách tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng Thương hiệu. Tuy nhiên, bằng những phương pháp và chiến thuật phù hợp, các công cụ truyền thông sẽ giúp Doanh nghiệp xoa dịu dư luận đáng kể. Hãy cùng EMERA tìm hiểu qua bài viết dưới đây cách mà Doanh nghiệp có thể giảm thiểu những tác động của khủng hoảng truyền thông bằng lời xin lỗi chân thành nhé!

Khủng hoàng truyền thông là gì?

Ảnh: sưu tầm 

Trước hết để tìm hiểu các cách giúp xử lý khủng hoảng truyền thông, chúng ta phải nắm rõ khủng hoảng truyền thông là gì và có những loại khủng hoảng như thế nào.

Về định nghĩa, khủng hoảng truyền thông là các sự kiện, sự việc xuất hiện 1 cách bất ngờ và tác động tiêu cực tới uy tín, hình ảnh, thậm chí làm đình chỉ hoạt động của Doanh nghiệp.

Vậy xử lý khủng hoảng là công việc quan trọng nhằm giảm bớt tổn hại, đưa Doanh nghiệp trở lại quỹ đạo hoạt động bình thường. Việc này đòi hỏi sự nhanh nhạy, nhạy bén bên cạnh đó là sự chân thành, thật thà xuất phát từ chính doanh nghiệp.

Các loại khủng hoảng truyền thông

Ảnh: sưu tầm 

Khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp với mức độ nghiêm trọng khác nhau.

1. Khủng hoảng thông tin

khủng hoảng thông tin là một tình huống xảy ra khi một sự cố hoặc thông tin sai lệch được phát tán rộng rãi và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho Doanh nghiệp hoặc cá nhân liên quan.

2. Khủng hoảng hình ảnh

Khủng hoảng hình ảnh là một loại khủng hoảng truyền thông, trong đó tổ chức hoặc cá nhân liên quan đối mặt với việc bị công chúng phản đối hoặc chỉ trích vì hành động hoặc lời nói của mình.

Các nguyên nhân của khủng hoảng hình ảnh có thể bao gồm các vấn đề về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, hành vi phi đạo đức của nhân viên, vi phạm pháp luật, lỗi kỹ thuật hoặc các vấn đề liên quan đến chính sách của Doanh nghiệp. Khi đối mặt với khủng hoảng hình ảnh, Doanh nghiệp cần có một kế hoạch ứng phó khẩn cấp để giải quyết tình huống một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời cải thiện hình ảnh và danh tiếng của mình trong mắt công chúng.

3. Khủng hoảng liên quan đến công chúng

Khủng hoảng này liên quan đến việc chậm trễ phản hồi của công chúng về một vấn đề hoặc sự kiện nào đó, khi sự phản hồi này trở nên quá lớn và khó kiểm soát.

4. Khủng hoảng do xung đột lợi ích

Một cá nhân hoặc một nhóm người có xung đột lợi ích nhất định, dẫn đến hoạt động chống phá (thường là tẩy chay) nhằm bảo vệ lợi ích.

5. Khủng hoảng do cạnh tranh không công bằng

Tình huống diễn ra do đối thủ thực hiện những hành động bôi nhọ, chế giễu Doanh nghiệp. Hoạt động chủ yếu trên kênh social thông qua các bài viết có mục đích hạ thấp sản phẩm, dịch vụ và uy tín của Doanh nghiệp.

6. Khủng hoảng liên đới 

Tình huống này là khi đối tác rơi vào khủng hoảng, kéo theo những tin đồn thất thiệt về Doanh nghiệp, đánh đồng với hành vi sai trái của đối tác

7. Khủng hoảng tự sinh

Sản phẩm, dịch vụ của Doanh nghiệp có vấn đề và bị người dùng tố cáo, tạo làn sóng bất bình trong công động.

8. Khủng hoảng chồng khủng hoảng

Khủng hoảng chồng khủng hoảng là tình trạng khi hai hoặc nhiều khủng hoảng xảy ra cùng một lúc, gây ra tác động lớn đến Doanh nghiệp. Đặc biệt, khi Doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng truyền thông nhưng quá trình xử lý không khéo dẫn đến sự việc bị đẩy ra xa hơn, mức độ tổn hại hình ảnh, uy tín và doanh thu trầm trọng hơn.

Các cách xử lý khủng hoảng truyền thông

Ảnh: sưu tầm 

1. Thành lập một đội xử lý khủng hoảng

Với các doanh nghiệp lớn, việc thành lập một đội chuyên xử lý khủng hoảng là điều vô cùng cần thiết. CÓ những chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm, họ sẽ biết cách ứng phó khi rủi ro xảy ra. Bên cạnh đó họ cũng có thể giám sát được quá trình xử lý khủng hoảng của doanh nghiệp, tránh xảy ra những hiệu ứng tiêu cực gây mất hình ảnh doanh nghiệp

2. Định hướng thông tin đúng và chính xác

Thông tin phản ứng khủng hoảng phải được thu thập, kiểm tra và truyền tải đúng và chính xác. Tất cả các thông tin sai lệch hoặc chưa được xác minh nên được cẩn trọng và không được chia sẻ.

3. Cung cấp thông tin cho các bên liên quan

Ngay khi khủng hoảng xảy ra, việc đầu tiên doanh nghiệp cần là trấn an khách hàng, đối tác, nhân viên và tất cả các bên có liên quan. Thông tin cung cấp tới các bên cần chân thực, đúng thực tế. Đặc biệt thông tin này nên được gửi đi với thái độ thiện chí, chân thành

4. Xây dựng kế hoạch phản ứng khẩn cấp

Kế hoạch phản ứng khẩn cấp là một phần quan trọng của việc xử lý khủng hoảng. Kế hoạch này cần được xây dựng trước, đảm bảo các bước hành động rõ ràng và được áp dụng đầy đủ nhằm giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất có thể.

5. Tận dụng truyền thông nội bộ

Trong quá trình phản ứng với khủng hoảng, các phòng ban của Doanh nghiệp cần phối hợp để đảm bảo thông tin được chia sẻ đúng người đúng chỗ và nhất quán trong thông điệp.

6. Xây dựng mối quan hệ tốt với truyền thông

Doanh nghiệp, tổ chức nên xây dựng mối quan hệ tốt với các phương tiện truyền thông để đảm bảo thông tin được chia sẻ đúng và chính xác. Mối quan hệ này không chỉ cần xây dựng trong khủng hoảng mà còn cần duy trì trong suốt hoạt động phát triển của Doanh nghiệp.

7. Thông báo ngay khi có thông tin

Các thông tin liên quan đến khủng hoảng cần được thông báo ngay lập tức cho các bên liên quan để tránh tình trạng bất ổn. Việc đưa ra phát ngôn chính thức càng sớm giúp xoa dịu, tránh khủng hoảng leo thang đến mức mất kiểm soát.

8. Tập trung vào các giải pháp khả thi

Trong quá trình giải quyết vấn đề, bạn cần phải tập trung vào các giải pháp khả thi. Hãy xem xét các phương án có thể thực hiện trong thời gian ngắn nhất để giảm thiểu thiệt hại. Nếu các giải pháp khả thi không đủ hiệu quả, Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các phương án khác để giải quyết vấn đề. Hãy tham khảo các ý kiến khác nhau từ đó tìm ra 1 giải pháp tối ưu nhất.

Phần kết

Trên đây là các thông tin giúp bạn hiểu hơn về cách xử lý khủng hoảng truyền thông. Hi vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích. Hãy theo dõi EMERA để có thêm nhiều thông tin hấp dẫn hơn nữa nhé!

Nguồn: sưu tầm

________________
𝐄𝐌𝐄𝐑𝐀 – 𝐃𝐎 𝐍𝐎𝐓 𝐖𝐎𝐍𝐃𝐄𝐑 𝐂𝐑𝐄𝐀𝐓𝐄 𝐖𝐎𝐍𝐃𝐄𝐑
▪️ Hotline: (+84)242.346.1889
▪️ Địa chỉ: Số 57, Vũ Trọng Phụng
▪️ Email: info@emera.vn

 

Để lại bình luận