Tìm kiếm Insight khách hàng
nsight khách hàng không còn là thuật ngữ mới. Nhưng để có thể hiểu rõ, hiểu sâu về insight khách hàng, biết rằng họ muốn gì, hành vi, tâm lý ra sao thì không phải chuyện một sớm một chiều. EMERA gợi ý đến bạn những cách tìm kiếm insight khách hàng hiệu quả mà bạn nên thử áp dụng, tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé!
Insight khách hàng là gì?
Ảnh: sưu tầm
Định nghĩa về insight
Trước khi tìm hiểu cách tìm kiếm ínisght khách hàng, bạn cần phải hiểu insight khách hàng (customer insight) có nghĩa là gì.
Theo như rất nhiều định nghĩa ở các trang web dành cho marketer nói chung, insight khách hàng được định nghĩa là những những suy nghĩ và mong muốn ẩn sâu bên trong của khách hàng. Chỉ khi thấu hiểu được những mong muốn thầm kín này, nhãn hàng mới có thể đưa ra những giải pháp “xoa đúng chỗ đau, gãi đúng chỗ ngứa”, tạo nên sự khác biệt, làm khách hàng thoả mãn và quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Ví dụ thực tiễn
Nghe có vẻ định nghĩa hơi lý thuyết và mơ hồ nhưng EMERA có thể gợi ý cho bạn ví dụ vô cùng dễ hiểu.
Tiktoker Long Truyền Thông đã đem đến cho chúng ta ví dụ vô cùng thực tế về insight. Khi cô đi ăn một bát hủ tiếu, người chủ quán đi qua, quan sát và gọi nhân viên mang thêm nước dùng cho khách ngay cả khi khách không yêu cầu. Điều này cho thấy, người chủ quán rất quan tâm và để ý đến hành vi, tâm lý khách hàng của mình. Sẽ có những khách họ thấy ít người nhưng ngại không muốn xin thêm. Việc quan tâm, để ý như thế này sẽ giúp khách hàng cảm thấy được trân trọng, chăm sóc. Tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng và sử dụng sản phẩm của họ ở những lần tiếp theo.
Cách tìm Insight khách hàng
Ảnh: sưu tầm
Việc tìm được rõ thông tin về insight khách hàng không phải là chuyện một sớm, một chiều hay chỉ một cá nhân mà có thể hiểu rõ được điều này. Đôi khi cần có cả đội ngũ nghiên cứu thị trường phân tích về đồi tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp bạn đang hướng tới. Tuy nhiên, dù làm ở vị trí gì thì bạn cũng nên biết cách tìm hiểu về insight khách hàng của mình, nó sẽ giúp bạn xây dựng được định hướng phát triển rõ ràng về cả sản phẩm, chất lượng dịch vụ không chỉ riêng ngành marketing.
Vậy có những cách tìm kiếm insight khách hàng như thế nào?
1. Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu
Điều này vô cùng quan trọng. Trước khi bắt đầu dự án, campain hay sự kiện nào đó, bạn cũng cần xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn muốn hướng đến là ai. Bạn cần xây dựng được chân dung khách hàng cụ thể về tuổi tác, giới tính, sở thích, sở ghét, nỗi lo,… của họ để đưa ra các tuyến nội dung, sản phẩm hay hoạt động phù hợp với họ
Hãy thử nghĩ nếu đối tượng bạn muốn hướng đến là GenZ – những bạn trẻ năng động, sôi nổi, nhiệt huyết nhưng sản phẩm bạn mang ra lại có phần đứng tuổi thì chắc chắn chiến dịch đó sẽ fail ngay lập tức.
2. Nghiên cứu nhu cầu khách hàng
Sau khi có chân dung khách hàng mục tiêu, bạn cần đào sâu xem nhu cầu thực sự của họ là gì? Họ đang cần gì? thiếu gì hay còn những nỗi đau gì mà sản phẩm hay sự kiện của bạn có thể giải quyết được cho họ
Ví dụ: Ngày càng nhiều những shop bán set quà nổi lên cho GenZ. Họ đánh vào nhu cầu của những chàng trai ngại đi chọn quà, không biết gói quà,… đưa ra những set quà chỉn chu được bọc gói cẩn thận, thậm chí còn được ship đến tận nơi mà không cần đi đâu. Đánh trúng nhu cầu sẽ tác động rất nhiều đến quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ
3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh dựa vào những chiến lược truyền thông, quảng cáo đối thủ, phân tích và tìm xem họ đang hướng vào nhóm yêu cầu, tâm lý nào của khách hàng mục tiêu. Đây là những thông tin rất giá trị để doanh nghiệp của bạn có thể tham khảo trong việc tìm insight khách hàng chính xác.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ sử dụng mô hình SWOT để đánh giá. Từ bảng này, bạn có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của bạn so với các đối thủ trên thị trường. Bản mô tả trực quan như vậy sẽ giúp bạn biết được đối thủ đang mạnh ở điểm nào. Có gì tốt hơn hay kém thu hút hơn so với doanh nghiệp của bạn. Điều này sẽ giúp sản phẩm hay sự kiện của bạn trở nên độc đáo, thu hút hơn trên thị trường
Bước 4: Khảo sát thực tế
Bởi vì insight là những gì ẩn giấu rất sâu trong vỏ bọc tâm lý và nhu cầu của khách hàng. Thậm chí đôi khi họ cũng không ý thức được mong muốn thực sự của họ là gì Vì vậy, các chiến dịch marketing nghiên cứu và khảo sát thực tế sẽ là công cụ hữu ích cho các nhà làm marketer thu thập thông tin phục vụ cho việc xác định insight của khách hàng. Việc tiếp xúc trực tiếp, giao tiếp, nói chuyện và tương tác, bạn có thể hiểu được tâm lý thực sự của khách hàng là gì, động lực nào thúc đẩy họ…qua việc đặt những câu hỏi , lắng nghe câu trả lời, quan sát thái độ, từ đó tổng hợp những thông tin giá trị cho quá trình nghiên cứu.
Bước 5: Tổng hợp số liệu, thông tin
Từ các bước nghiên cứu trên, nghiên cứu nhóm nhu cầu của khách, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cho đến khảo sát thực tế các marketer cần có quy trình chính xác để lưu lại thông tin dữ liệu trên hệ thống, đảm bảo số liệu này mang tính khách quan.
Bước 6: Phân tích số liệu
Sau khi đã tổng hợp được số liệu từ các nguồn nghiên cứu, bộ phận marketing cần có những cách phân tích insight khách hàng dựa trên số liệu và tổng hợp theo từng nhóm. Quá trình phân tích số liệu càng kỹ bao nhiêu, thì những kết quả đưa ra càng chính xác bấy nhiêu.
Bước 7: Xác định insight khách hàng
Từ các kết quả thu được nhà làm marketing sẽ có cơ sở chính xác để đưa ra insight của khách hàng. Khi ứng dụng insight này vào bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào, bạn cần kiểm chứng lại xem những gì mình đã nghiên cứu có chính xác hay không. Đừng vội vàng để mang insight đến toàn bộ các chiến dịch marketing của công ty. Vì làm gì cũng sẽ có những rủi ro nhất định. Vậy nên hãy thử nghiệm insight này trên cấp độ nhỏ hơn chiến dich hoặc một chiến dịch nhỏ đển xem xét đánh giá phản hồi của khách hàng.
Phần kết
Trên đây là định nghĩa giúp bạn hiểu rõ hơn về insight khách hàng cũng như các bước xác định insight khách hàng đầy đủ nhất. Nếu bạn còn những cách nào nữa hãy comment cho EMERA biết thêm nữa nhé! Hi vọng, bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích. Hãy theo dõi EMERA trong tương lai để có thêm nhiều thông tin thú vị và hẫp dẫn hơn nữa nhé!