Sơn mài – Nét đẹp truyền thống bừng sáng trong hơi thở hiện đại
Chẳng rực rỡ như sơn dầu, cũng không mềm mại như tranh lụa, những tác phẩm sơn mài khẳng định vị trí với nét đặc trưng độc đáo riêng. Bức tranh sơn mài được tạo nên từ tính duy mỹ, đam mê nghệ thuật và cả sự nỗ lực của người nghệ nhân.
Năm 1925, trong một buổi làm việc tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, họa sỹ Josehp Inguimberty đã sửng sốt trước các hoành phi câu đối sơn son thếp vàng lâu đời. Ông đề xuất ngay với thầy Victor Tardieu, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương nay là trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam để đưa sơn ta vào chương trình nghiên cứu và thực tập. Từ đó, chất liệu sơn mài liên tục được sáng tạo từ hai màu truyền thống là cánh gián đỏ và đen, sau này có thêm các vật liệu màu như vàng, bạc, son, then, vỏ trứng, vỏ trai…
Tranh sơn mài xuất hiện cùng với kỹ thuật mài, trong khi trước đó, người xưa chỉ sơn chứ không mài. Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập vào năm 1925 đã giúp hình thành giai đoạn phát triển rực rỡ của tranh sơn mài Việt, mà Nguyễn Gia Trí là người đã đặt những viên gạch đầu tiên, để sau đó, mở ra giai đoạn phát triển rực rỡ cho tranh sơn mài Việt, ghi dấu vào lịch sử hội họa với nhiều tên tuổi lớn như Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Phan Kế An…
Những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v. và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh.
Sơn mài – di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, từ lâu đã được biết đến với vẻ đẹp độc đáo, sang trọng và tinh tế. Ngày nay, sơn mài không chỉ được sử dụng để chế tác tranh nghệ thuật mà còn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm hiện đại, mang đến nét đẹp truyền thống cho cuộc sống.
Từ những vật dụng bình dị đến những món đồ thời trang cao cấp, sơn mài đều có thể tô điểm thêm sự tinh tế và đẳng cấp.
- Bàn ghế, tủ kệ, vách ngăn trong nhà trở nên sang trọng, ấm cúng và mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.
- Trang sức, phụ kiện thời trang được làm từ sơn mài mang đến phong cách độc đáo, cá tính và thu hút giới trẻ.
- Bát đĩa, khay trà, bình hoa được sơn mài trở nên sang trọng, tinh tế và mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.
Sơn mài không chỉ đẹp mà còn bền bỉ với thời gian. Nhờ lớp sơn đặc biệt được làm từ nhựa cây sơn ta, sản phẩm sơn mài có thể chịu được nhiệt độ cao, va đập và chống mối mọt, đảm bảo tuổi thọ lâu dài.
Sử dụng sản phẩm sơn mài là cách để bạn thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế và góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam. Tại Emera cũng liên tục đưa những ý tưởng về sản phẩm sơn mài độc bản để góp phần lan tỏa những vẻ đẹp, những giá trị mà chất liệu sơn mài đem lại.