Kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

21/06/2023 Tin Emera

Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 ngày 5/2/1985 lấy ngày 21/6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam với mục đích nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. Vậy hôm nay, nhân sự kiện kỷ niệm 98 năm ngày báo chí Việt Nam, các bạn hãy cùng EMERA nhìn lại lịch sử ra đời cũng như những vất vả mà ngành báo, các nhà báo đã trải qua trong suốt thời gian qua!

Lịch sử ra đời – Nhà báo vĩ đại Hồ Chí Minh

Lịch sử ra đời của ngành báo

Báo chí với công cuộc chuyển đổi số hiện nay | Tạp chí Quản lý nhà nước

Ảnh: sưu tầm 

Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (ngày 21 tháng 6) là ngày kỉ niệm ra đời của báo “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập 21/6/1925. Từ những năm 60 của thế kỉ 19, tại Sài Gòn, Hà Nội và một số địa phương khác đã xuất hiện “Gia Định báo” và một số báo khác. Nhưng báo “Thanh niên” do Nguyễn Ái Quốc thành lập mới mở ra một dòng báo chí mới: báo chí cách mạng Việt Nam. Báo “Thanh niên” giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

Nhà báo vĩ đại Hồ Chí Minh

Bác Hồ được xem là người đặt nền móng vững chắc cho nền báo chí cách mạng Việt Nam. Trong gần 50 năm hoạt động báo chí, Bác đã viết hơn 2.000 đầu báo, gần 300 bài thơ, gần 500 trang truyện và ký, bằng gần 200 bút danh. Bên cạnh đó, người cũng đã để lại cho các thế hệ nhà báo nhiều bài học lớn về nghề báo

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của Báo chí Cách mạng Việt Nam | baotintuc.vn

Ảnh: sưu tầm 

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng có phát biểu quan điểm vĩ đại về báo chí ở Việt Nam:

“Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà” (Thư gửi anh em trí thức Nam bộ, năm 1947).

Cho dù có nhiều khó khăn, vất vả, điều kiện còn vô cùng thiếu thốn nhưng Bác Hồ vẫn luôn cố gắng viết báo để phục vụ cách mạng, nhằm góp phần vào công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Với mục đích cao đẹp ấy, Bác đã tạo ra vô vàn những bài báo có nội dung, chủ đề phong phú, đa dạng nhưng vẫn gần gũi và quen thuộc với mọi tầng lớp nhân dân. Hiện nay Bác Hồ vẫn là hình mẫu lý tưởng cho sự phát triển vững vàng của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Sự phát triển của Báo chí cách mạng Việt Nam 

Sự phát triển của Báo chí cách mạng Việt Nam

Tính đến tháng 12/2007 cả nước có 702 tờ báo và tạp chí với 830 ấn phẩm. 68 đài phát thanh, truyền hình (trong đó 3 Đài truyền hình Trung ương là VTV, VTC, VCTV; 01 đài phát thanh Quốc gia là Đài tiếng nói Việt Nam, 64 đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, trên 600 đài phát thanh cấp huyện và hàng chục phường, xã thị trấn, nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện trường học; 01 Hãng thông tấn Nhà nước là Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN); 6 báo mạng điện tử, 100 tờ báo in đưa lên mạng Internet bằng các thứ tiếng, hàng ngàn trang điện tử (Website, Weblog).

Trong các loại hình thì nổi lên là báo mạng điện tử (online) vì mạng Internet vào Việt Nam mới từ tháng 5/1997 nhưng qua 10 năm đã có gần 20% người Việt Nam truy cập, sử dụng công cụ này. Tỷ lệ này được coi là cao ở khu vực và thế giới nói chung.

Bộ tiêu chí nhận diện “báo hóa” tạp chí, trang TTĐT tổng hợp, mạng xã hội

Ảnh: sưu tầm 

Nội dung và hình thức đều được cải thiện

Nội dung

Nhằm giữ vững và phát triển tiêu chí “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước…”, các nội dung báo chí luôn được cập nhật và cải thiện phù hợp với xã hội phát triển. Bức ảnh toàn diện của Việt Nam và thế giới được thể hiện chân thật và khách quan trên các phương tiện báo chí, truyền thông Việt Nam. Các thông tin trong và ngoài nước cũng được cập nhật nhanh chóng. Tất cả đều cố gắng mang lại thông tin nhanh, chính xác nhất cho người dân.

Hình thức

Cùng với sự phát triển của internet, các đầu báo mạng được phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của người đọc. Các trang web được cải thiện thông minh, dễ sử dụng. Cùng với sự phát triển của xã hội, báo mạng ngày càng phát triển mạnh hơn nữa. Người dân có thể đọc báo ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào.

Lời chúc gửi tới các nhà báo nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023)

Ảnh: fanpage EMERA 
Trước khi có sự chiếm lĩnh của internet trong thời kỳ 4.0, những sạp báo cũ hay những bản tin báo được dán ở nhiều nơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Tuy báo mạng đang dần trở nên tiện lợi hơn nhưng kỉ niệm về những sạp báo xưa hay những chồng báo được xếp gọn gàng nơi góc nhà, thơm phức mùi giấy cũ vẫn mang một vẻ đẹp đầy hoài niệm.
Nhân dịp kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023), EMERA xin gửi lời chúc thân yêu tới các nhà báo. Xin kính chúc anh/chị luôn giữ được trái tim nóng, ngòi bút sắc và tâm thế vững chắc với nghề trên con đường làm báo, góp phần truyền tải thông tin và xây dựng đất nước!

Báo chí vẫn luôn là ngành qua trọng trong sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, báo chí còn giữ nhiệm vụ “cầu nối” giữa Đảng và nhân dân. EMERA mong rằng trong tương lai ngành báo sẽ luôn phát triển hơn nữa và giữ mãi được tâm thế như hiện nay để góp phần xây dựng đất nước. Và các bạn đừng quên theo dõi EMERA để có thể đọc thêm nhiều tin tức hay hơn nữa về marketing, quà tặng doanh nghiệp và đời sống xã hội trong tương lai nhé!

 

 

Để lại bình luận