CÁC TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ SAU SỰ KIỆN

05/07/2023 Tin Emera

Ảnh: sưu tầm 

Bước đánh giá, đo lường hiệu quả sau sự kiện là bước quan trọng không thể thiếu. Từ đây, thương hiệu sẽ tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu hoặc những vấn đề còn tồn đọng diễn ra trước, trong sự kiện để góp phần rút kinh nghiệm trong các lần tổ chức sau. Nếu có hợp tác cùng agency, thương hiệu cũng sẽ đánh giá được kết quả, phong thái làm việc của agency đó liệu có phù hợp để hợp tác trong tương lai hay không. Tất cả những điều này nên được thể hiện trên bảng thống kê chi tiết.

Lập bảng thống kê đo lường sẽ gíup bạn có thể nắm tình hình sự kiện một cách bao quát. Bên cạnh đó còn trở thành hồ sơ dễ tìm nếu bạn cần thông tin tham khảo cho những sự kiện sau.Vậy cách đánh giá, đo lường sau sự kiện như thế nào là hiệu quả? Các chỉ tiêu trong bảng thống kê đó có gì? Hãy cùng EMERA tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Thu thập phản hồi khán giả tham gia sự kiện

Ảnh: sưu tầm 

Hiện nay không chỉ với ngành sự kiện mà nhiều ngành dịch vụ khác cũng nghiêm túc trong việc lấy phản hồi khách hàng. Mặc dù vậy không phải khách hàng nào cũng thoải mái ghi lại phản hồi cho bạn. Hãy coi việc điền thông tin là một “thủ tục” cần có để xuất vé và nhận quà trước khi tham dự sự kiện. Các cuộc khảo sát chỉ nên giới hạn trong phạm vi liên quan đến sự kiện của bạn

Xin đánh giá của sếp/khách hàng về sự kiện

Việc xin nhận xét của sếp/khách hàng là việc vô cùng cần thiết. Bởi các sự kiện do ekip làm ra là cho khách hàng hoặc doanh nghiệp chứ không phải cho bản thân bạn.

Có thể bạn cho rằng, sự kiện được nhiều người biết đến và tham gia là thành công. Tuy nhiên ở vai trò của người lãnh đạo hoặc đối tác, đôi khi họ sẽ mong muốn nhiều hơn thế.

Ví dụ như:

  • Họ sẽ mong muốn sản phẩm hay dịch vụ của họ được quảng bá rộng rãi hơn.
  • Tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn
  • Tri ân những khách hàng cũ nhiều hơn, v.v..

Tuy việc này đã được thống nhất ngay khi bắt đầu sự kiện nhưng khi kết thúc bạn vẫn nên hỏi để nắm được mức độ hài lòng của họ. Điều này cũng cần thiết để bạn có thể rút kinh nghiệm cho các sự kiện sau. Những gì tốt cần cải thiện, những điều chưa tốt thì nên khắc phục để đem lại dịch vụ tốt nhất.

Họp ngay sau khi sự kiện kết thúc

Ảnh: sưu tầm 

Sau khi sự kiện kết thúc, cả ekip cần phải ngồi lại với nhau càng sớm càng tốt để đưa ra các nhận xét về sự kiện vừa qua. Mỗi cá nhân sẽ có cách làm, cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, đưa ra những góc nhìn đa chiều  về một vấn đề. Bất kỳ ai cũng có thể chia sẻ và đề xuất để người quản lý sự kiện ghi lại. Điều này rất tốt để phát triển những hướng đi mới cho sự kiện trong tương lai.

Đo lường mục tiêu truyền thông

Ảnh: sưu tầm

Trước khi sự kiện diễn ra, luôn có những KPI nhất định cho chiến dịch truyền thông. Mục tiêu này sẽ bao gồm những mục như:

  • Sự kiện diễn ra nhằm mục đích gì?
  • Hướng tới khách hàng tiềm năng là ai?
  • Hiệu quả ảnh hưởng của sự kiện ra sao
  • Xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp như thế nào?
  • KPI các chỉ số social ra sao?

và việc đo lường sẽ giúp bạn đánh giá được bạn đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm trong mục tiêu đã đề ra.

Khi người tham dự hào hứng với sự kiện của bạn, họ thường tương tác rất nhiều trên mạng xã hội. Bạn có thể quan sát điều đó thông qua: lượt thích, lượt chia sẻ, bình luận hoặc gửi tin nhắn. Bạn cần thống kê lại tất cả những chỉ số này để có cái nhìn bao quát về mức độ truyền thông của sự kiện. Để đo lường điều này đòi hỏi bạn phải thường xuyên up bài trước, trong và sau khi sự kiện diễn ra

Đo lường số lượng người đăng ký và số vé bán ra thực tế

Ảnh: sưu tầm 

Đây là chỉ số dễ tổng hợp nhưng lại vô cùng quan trọng. Bạn cần phải so sánh hai yếu tố này để xem mức độ thực tế đang ở đâu. Sẽ có 2 trường hợp diễn ra:

  • Nếu 2 yếu tố này gần sát với nhau thì cả truyền thông và thực hiện của bạn đều đang làm khá tốt, suôn sẻ
  • Nhưng nếu 2 yếu tố này có sự chênh lệch tương đối thì bạn cần họp lại cả team để tìm xem nút thắc ở đâu. Và nên làm thế nào để tháo gỡ nút thắt đó.

Đo lường chỉ số ROI (Tỷ lệ chi phí trên doanh thu)

Đây là một trong những chỉ số quan trong để đo lường hiệu quả của sự kiện. Chỉ số này sẽ cho bạn thấy được mức độ thành công của các khoản đầu tư cụ thể. Bạn có thể tính ROI cơ bản bằng cách:

ROI = Lợi nhuận ròng/tổng chi phí đầu tư

Nếu chỉ số ROI là dương (tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí), thì bạn đã thành công. Còn nếu ở trạng thái ngược lại thì plan bạn làm đang gặp vấn đề và không có sự tối ưu.

Đo lường chi phí cho mỗi người tham dự

Ngoài việc tính chỉ số ROI, bạn cũng có thể tính tỷ lệ Chi phí trên mỗi người tham dự. Tỷ số này được tính theo công thức như sau:

 tổng chi phí/số lượng người tham dự

Ngoài ra, để đo lường được tỷ lệ khách hàng cũ quay trở lại là bao nhiêu sau các chiến dịch marketing, bạn có thể tham khảo công thức:

tổng chi phí marketing/số người tham dự

Ảnh: sưu tầm 

Kết

Việc đánh giá, đo lường hiệu quả của mỗi sự kiện là vô cùng cần thiết. Khi nhìn vào bản đánh giá, bạn sẽ có cái nhìn bao quát về sự kiện đã diễn ra cũng như những tồn đọng cần khắc phục. Thông qua bài viết này, EMERA hi vọng bạn đã có nhiều thông tin bổ ích. Chỉ khi có bộ máy chỉn chu và phong cách làm việc chuyên nghiệp, bạn mới có thể ghi điểm trong mắt sếp hoặc khách hàng.

Là đơn vị đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức sự kiện với các quy mô khác nhau, EMERA tự tin có thể mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ hoàn hảo nhất. Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác vui lòng liên hệ hotline: 0242.346.1889. Hoặc inbox trực tiếp fanpage EMERA để được tư vấn nhanh nhất!

𝐄𝐌𝐄𝐑𝐀 – 𝐃𝐎 𝐍𝐎𝐓 𝐖𝐎𝐍𝐃𝐄𝐑 𝐂𝐑𝐄𝐀𝐓𝐄 𝐖𝐎𝐍𝐃𝐄𝐑
▪️ Hotline: (+84)242.346.1889
▪️ Địa chỉ: Số 57, Vũ Trọng Phụng
▪️ Email: info@emera.vn

 

Tags: , , , , , , ,

Để lại bình luận