Event Designer là làm gì?
Khi nhắc đến công việc designer, mọi người thường biết là thiết kế. Nhưng designer cũng sẽ được chia ra thành nhiều mảng khác nhau. Nếu bạn đang quan tâm về thiết kế trong lĩnh vực event thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của EMERA nhé.
Event designer là gì?
Ảnh: sưu tầm
Event là sự kiện, designer là thiết kế. Event designer là những công việc thiết kế liên quan đến các cấu phần cần có trong sự kiện. Với bất kỳ sự kiện nào, designer cũng đóng góp rất lớn vào thành công cũng như sự ấn tượng của các sự kiện đó. Bởi điểm nhấn của sự kiện thường bộc lộ qua KV và sẽ để lại ấn tượng nếu thiết kế ban đầu thu hút sự chú ý của họ
Là công việc có sự phát triển mạnh mẽ trong tương lại, event designer cũng là một ngành nghề khá hot và được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Tuy nhiên bất kỳ một ngành nghề nào cũng có những lợi thế và khó khăn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ngành nghề này nhé
Mô tả chi tiết công việc của Event Designer
Ảnh: sưu tầm
1. Nắm bắt ý tưởng, chủ đề sự kiện
Không chỉ với sự kiện mà dù bạn làm thiết kế ở bất kỳ mảng nào cũng cần phải thấu hiểu khách hàng của mình. Họ cần gì, muốn gì, khắc phục khó khăn của họ ra sao. Chỉ khi đó bạn mới có thể thực sự đưa ra được những thiết kế phù hợp với sự kiện, dự án, làm hài lòng khách hàng.
Với các agency, người làm việc trực tiếp với khách hàng là đội ngũ account. Account cần có các kỹ năng tóm tắt, truyền đạt để designer có thể hiểu rõ nhất về yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên designer cũng cần chủ động khi cần thu thập thêm các thông tin để tìm hiểu cho công việc của bản thân
2. Lên ý tưởng concept cho sự kiện
Sau khi biết được chủ đề, đối tượng của sự kiện thì nhiệm vụ của các Event Designer chính là lên concept và ý tưởng cho sự kiện. Concept ở đây chính là linh hồn, là chủ đề và mọi sự thiết kế, trang trí sau đó đều xoay quanh và làm nổi bật concept này.
Việc xác định được concept sẽ dễ dàng xác định được màu sắc chủ đạo, các hình ảnh được sử dụng trong thiết kế, cách phối màu sắc, đường nét trong các thiết kế. Thông qua đó, xác định được thiết kế các booth, standee, backdrop, banner,… những thiết kế này đều phải nổi bật được concept và chung theo một chủ đề, ý tưởng của sự kiện.
Một sự kiện có concept, ý tưởng rõ ràng sẽ nổi bật và khiến cho những người tham dự dễ hiểu cũng như dễ nắm bắt được thông tin hơn rất nhiều. Hơn hết, concept cũng chính là yếu tố thể hiện sự tư duy sáng tạo của Event Designer. Những sự kiện được đầu tư về mặt thiết kế sẽ tạo nên sự đồng nhất và tính chuyên nghiệp cho sự kiện. Không chỉ vậy, một điều quan trọng nữa chính là mang đến cho những người tham dự cảm nhận được cái chất của thương hiệu.
3. Thiết kế toàn bộ ấn phẩm liên quan đến sự kiện
Các ấn phẩm ở đây có thể bao gồm: KV, sân khấu, backdrop, thiệp, thư mời, gian hàng, photobooth,…. Bạn cần hiểu rõ về sự kiện mình tham gia để đồng bộ được các ấn phẩm này từ màu sắc, hình ảnh, ý nghĩa. Đặc biệt, KV (key visual) là phần quan trọng trong tất cả các sự kiện. Khách hàng rất quan tâm đến KV nên đây sẽ là yếu tố bạn cần đầu tư về nhiều chất xám và thời gian nhất. Bởi khi có KV rồi, tất cả các ấn phẩm đi theo đều sẽ nhẹ nhàng hơn
4. Thiết kế proposal, báo giá chi tiết cho khách hàng
Proposal là bản đề xuất, trong đó sẽ bao gồm: giới thiệu về công ty, đề xuất nội dung, hình mẫu các ấn phẩm có trong sự kiện, báo giá để khách hàng có thể mường tượng rõ nhất về cách làm của công ty bạn. Designer sẽ không lên được nội dung có trong proposal tuy nhiên để công ty có hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng, đối tác thì designer cần phải làm template, thiết kế sao cho bản proposal gọn gàng, mạch lạc và ấn tượng nhất!
Thuận lợi – khó khăn trở thành Event Designer
Ảnh: sưu tầm
So với các ngành nghề khác thì Event Designer sẽ không yêu cầu bằng cấp quá cao mà hơn hết điều cần thiết chính là kinh nghiệm của các ứng viên. Nếu kinh nghiệm thực tiễn càng nhiều thì việc thiết kế trong thực tiễn sẽ càng dễ dàng hơn và cơ hội tìm việc cũng nhiều hơn. Những event designer có nhiều kinh nghiệm thì việc đoán ý và thấu hiểu khách hàng cũng trở nên dễ nắm bắt hơn. Nhưng bên cạnh đó ngành nghề này cũng có những khó khăn và thuận lợi riêng. Cùng tìm hiểu nhé!
Thuận lợi
Công việc này sẽ phù hợp với những bạn không thích cuộc sống văn phòng quá gò bó. Công việc này cũng sẽ đem lại cho bạn nhiều thú vị, cảm hứng khi luôn được sáng tạo với nghệ thuật.
Đôi khi bạn cũng có thể được linh hoạt về thời gian khác với các công việc văn phòng khác. Đặc biệt bạn sẽ không cần lúc nào cũng phải xuất hiện ở văn phòng
Khó khăn
Đi kèm với thuận lợi là khó khăn. Công việc này đòi hỏi bạn luôn cần cập nhật, học hỏi và trau dồi bản thân. Công việc đòi hỏi bạn phải sáng tạo liên tục, dẫn đến việc bí ý tưởng. Nhưng đừng lo, đây là điều bình thường với tất cả người làm sáng tạo, hãy để bản thân thư giãn và refresh lại năng lượng bản thân
Thức khuya, dậy sớm. Trong các dịp event liên tục thì đây là việc bản không thể không trải qua. Với những job gấp, có khi bạn phải tăng ca từ sáng đến tận đêm muộn. Cường độ làm việc cao đòi hỏi bạn phải có tinh thần cầu tiến, sẵn sàng chịu áp lực công việc
Phần kết
Khó khăn và thuận lợi thì công việc nào cũng có. Quan trọng là cách bạn đối diện với việc này ra sao. Có một câu nói rất hay “Hãy chịu áp lực đến khi mình còn có thể bởi có áp lực mới có được thành công” – bạn không phấn đấu mà chỉ chọn an nhàn thì thành công cũng không bao giờ tự đến với bạn. Hi vọng bài viết này đã phần nào giúp các bạn hiểu được công việc mà event designer cần thực hiện. Nếu bạn mong muốn được làm việc và phát triển bản thân trong môi trường:
- GenZ năng động, nhiệt huyết và trẻ trung
- Cả team luôn hỗ trợ, đồng hành với nhau
thì EMERA luôn sẵn sàng chào đón các bạn về với team. Chúng mình đang tìm kiếm designer để khỏa lấp chỗ trống trong văn phòng, hãy liên hệ ngay với EMERA tại đây nếu bạn muốn được đồng hành cùng chúng mình nhé.